Hoạt động của ngành

Bắc Giang: Vùng đất giàu tiềm năng văn hoá và du lịch

Cập nhật: 29/10/2010 15:23:30
Số lần đọc: 3220
Bắc Giang là một tỉnh miền núi và là một trong những chiếc nôi của văn minh Việt Nam, nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá và tôn giáo lớn. Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, đến nay Bắc Giang tự hào là nơi l­ưu giữ  đ­ược một kho tài nguyên văn hoá vô cùng phong phú, cả văn hoá vật thể và phi vật thể.
Hình ảnh Hồ Cấm Sơn
 

Đó là hệ thống các di tích lịch sử văn hoá: với 2.337 di tích văn hoá lịch sử trong đó có 462 di tích được xếp hạng và hàng ngàn lễ hội truyền thống. Bắc Giang tự hào là nơi lưu giữ kho tài nguyên lịch sử văn hoá vô cùng quý giá của dân tộc, là nơi ghi lại tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm như: di tích thành cổ Xương Giang, nơi diễn ra trận đánh tiêu diệt 10 vạn quân Minh (thế kỷ 15), di tích thành cổ nhà Mạc (thế kỷ 16 - 17), di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20); di tích Cách mạng Hoàng Vân - Y Sơn (Hiệp Hoà) nơi hoạt động bí mật của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

 

Bắc Giang là một trong những địa phương lưu giữ được các di tích về văn hoá nghệ thuật như: đình, chùa, lăng tẩm gắn liền với sự tiếp nhận và truyền bá đạo phật: chùa Đức La - một trung tâm phật giáo do Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ 13; chùa Bổ Đà gồm hệ thống di tích cảnh quan, nghệ thuật cũng là một trung tâm phật giáo (thế kỷ 12 - 13); đình, chùa Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà) được mệnh danh là " Đệ nhất kinh Bắc" có từ thế kỷ 16; di tích đình chùa Thổ Hà (Việt Yên) thế kỷ 17; đình chùa Tiên Lục (Lạng Giang) thế kỷ 17 - nơi có cây Dã Hư­ơng ngàn năm tuổi…

 

 Nằm trong vùng Kinh Bắc xưa, vùng đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, hàng năm có  nhiều lễ hội cổ truyền được tổ chức ở hầu hết các làng quê trong tỉnh như: Lễ hội Chùa Đức La huyện Yên Dũng, lễ hội chùa Bổ Đà huyện Việt Yên, lễ hội Tiên Lục huyện Lạng Giang, lễ hội Hoàng Hoa Thám huyện Yên Thế, lễ hội Xương Giang thành phố Bắc Giang, lễ hội Suối Mỡ huyện Lục Nam… Ngoài các lễ hội Bắc Giang còn là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn các trò chơi dân gian và những làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc khác nhau như: Quan họ, ca trù, chèo, then, sli, lượn, soong hao…những lễ hội văn hoá của các dân tộc tỉnh Bắc Giang rất hấp dẫn với các nhà nghiên cứu và du khách thập phương. Bắc Giang còn có những làng nghề  truyền thống lâu đời như: Gốm Thổ Hà, Rượu Làng Vân, Mây tre đan tăng Tiến huyện Việt Yên; Bánh Đa Kế thành phố Bắc Giang...

 

Tỉnh Bắc Giang còn là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc khác nhau như­: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Chí… mỗi dân tộc lại có một phong tục tập quán, tín ngưỡng và các làn điệu dân ca khác nhau, thể hiện sinh động đời sống sinh hoạt của mỗi dân tộc. Tất cả đã mang lại cho Bắc Giang một nguồn tài nguyên du lịch văn hoá phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên này là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn. Những yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể này đã tạo nên yếu tố cốt lõi hay nói đúng hơn nó là một dạng tài nguyên văn hoá để tạo nên sản phẩm du lịch và đặc biệt là du lịch văn hoá.

 

Trong xu thế hội nhập giữa các nền kinh tế, để phát huy hết tiềm năng du lịch văn hoá trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã phối hợp với các ngành có liên quan đầu tư­ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Điều tra, nghiên cứu, khôi phục các làng nghề truyền thống, làng quan họ cổ, ca trù, dân ca các dân tộc, các lễ hội truyền thống, để giữ gìn vốn văn hoá dân gian của các dân tộc tỉnh Bắc Giang và đư­a các loại hình văn  hoá được xác định là tài nguyên du lịch này vào khai thác bằng các chương trình du lịch như­: du lịch tham quan các di tích và nghiên cứu lịch sử văn hoá; du lịch tham quan các làng nghề và kiến trúc làng xã truyền thống; du lịch lễ hội và dân ca các dân tộc…

 

Ngoài ra, Bắc Giang đang tăng cư­ờng đầu tư các khu vui chơi giải trí giàu tính dân gian như­: bơi thuyền, ném còn, thi hát dân ca các dân tộc; quy hoạch và khôi phục làng nghề truyền thống; khuyến khích mở các điểm tr­ưng bày và bán sản phẩm như­: gốm sứ, đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, đặc sản địa phương… Hợp tác với các điểm du lịch của các tỉnh bạn và các trung tâm du lịch lớn như­: Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh… để giới thiệu và tạo ra các sản phẩm du lịch có chất l­ượng cao hơn.

 

Với những điều kiện tự nhiên, xã hội và bề dày lịch sử cùng với tiềm năng du lịch đa dạng của tỉnh, Bắc Giang sẽ đầu tư và khai thác đư­a Du lịch Bắc Giang nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung phát triển kịp các nư­ớc trong khu vực và trên thế giới.

 

Nguồn: website Văn hóa Bắc Giang

Cùng chuyên mục