Non nước Việt Nam

Tín ngưỡng của người Dao, Hòa Bình

Cập nhật: 08/08/2011 09:31:06
Số lần đọc: 3049
Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn (vần), khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma và hồn ma có ở khắp nơi. Người dao cho rằng có ma lành và có ma dữ trong cuôc sống của họ. Gặp mà lành thì người ta gặp được sự yên ổn, bảo trợ, giúp đỡ, còn gặp ma dữ tức là không may mắn, tai họa.

Người ốm là do không đủ số hồn ở trong người mình, do đó phải tìm đến thầy bói đi tìm hồn và nhờ thầy cúng tìm cách đưa những hồn trong người trở lại vị trí cũ. 

Có rất nhiều loại ma lành trong tín ngưỡng của người Dao, nhưng phổ biến là quen thuộc là ma tổ tiên, ma đất, ma bếp, thần nông, Ngọc Hoàng thượng đế, Tam Thanh, Bàn Vương ( người dao quan niệm Bàn Vương là thủy tổ của mình). Những ma lành này không hại người nhưng người cũng không được làm điều gì để ma phật ý mà quở trách. Còn lại là cosca loại ma dữ, cấn phải hết sức cẩn thận với chúng. So với người Thái và người Mường thì trong tín ngưỡng của người Dao, tam giáo đã có ảnh hưởng khá mạnh.

 

Những nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người dao cũng phổ biến như; cúng thóc giống, cúng nương, cúng cơm mới, cúng hồn lúa, cầu mưa. Ngoài ra, người Dao còn có các nghi lễ liên quan đến núi rừng.

 

Lễ cúng Bàn vương (Chẩu Đàng), có nơi còn gọi là đám chay, là một tín ngưỡng hết sức phổ biến ở người dao. Nhà nào, dòng họ nào cũng phải cúng Bàn Vương ít nhất là một lần trong đời người. Lễ này đòi hỏi một số lượng người tham gia và vật chất lớn, do vậy phải dày công chuẩn bị mới tiến hành được. Vì thế, người ta thường kết hợp làm lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương.

 

Theo người Dao ở Kim Bôi, một lễ kết hợp cả lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương như vậy cần ít nhất hai thầy cúng với 50 bài cúng. Lễ vật là: sôi, lợn, gà, quần áo, vàng mã, tranh thờ, v v.rất tốn kém. Ngoài ra, người ta còn tiến hành rất nhiều nghi lễ khác nhau trong các lễ này, vì vậy, đòi hỏi không chỉ vật chất mà cả thời gian nữa. Với người dao, chưa làm lễ cấp sắc đối với một con người thì giống như ở các dân tộc khác chưa qua lễ trưởng thành. Vì vậy, nó luôn luôn là một niềm khao khát, áy náy đối với những người chưa được trải qua lễ này.

 

Người Dao còn có một tín ngưỡng khác là lễ tạ mả. Đây là nghi lễ của dòng họ, mỗi họ làm riêng với nhau. Riêng họ Phùng ở Kim Bôi đã làm lễ tạ mả là phải thịt trâu, phải lập bàn thờ, phải thả tranh, có thầy cúng và nhạc chiêng, trống, xập xọe, chuông phụ họa. Người ta còn tiến hành đắp mộ giả trước sân nhà. Nơi làm lễ đắp, người trong họ đứng làm lễ theo thứ tự từ cao xuống thấp, theo các chi, các nhánh trên, dưới như gia phả ghi chép. Thầy cúng ở lễ này phải mời ở họ khác vì thầy cúng được đứng trên các cụ. Nếu thầy cúng là người trong họ có thể sẽ là bậc có vai vế nhỏ hơn thì không được. Lễ này cũng là dịp để toàn bộ họ hàng đến dự.

Nguồn: Báo Hòa Bình

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT