Hoạt động của ngành

Hoạt động tháng 3 “Màu xanh tôi yêu” tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Cập nhật: 02/03/2022 04:49:27
Số lần đọc: 665
Tháng 3 này, các hoạt động tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ mang chủ đề “Màu xanh tôi yêu” với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, trong đó có những chương trình, sự kiện hướng tới Tháng Thanh niên.  


Du khách uống rượu cần tại Làng dân tộc Ba Na.

Nhóm các hoạt động sự kiện Ngày hội thanh niên với văn hoá truyền thống gồm Ngày hội thanh niên với văn hoá truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, với các hoạt động tìm hiểu văn hóa dân tộc, giao lưu văn nghệ, tổ chức thi nấu ăn món ăn dân tộc như cơm lam, thịt nướng…, thi đánh chiêng, trò chơi dân gian truyền thống; Thanh niên và đồng bào các dân tộc tại Ngôi nhà chung với tình yêu biển đảo quê hương với các hoạt động giới thiệu không gian tổng hợp trưng bày ảnh giới thiệu biển đảo quê hương, củng cố, hoàn thiện 21 phiến đá chủ quyền quần đảo Trường Sa, tiếp tục vận động tuyên truyền, tổ chức, cá nhân hiến tặng tư liệu, hiện vật chứng cứ về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, giới thiệu không gian sách về “Biển đảo quê hương”.

Giới thiệu rượu cần Tây Nguyên tại Làng người Ba Na.

Ngoài ra, tại Làng còn có các hoạt động như tái hiện lễ hội sum họp cộng đồng của dân tộc M’nông tỉnh Đắk Nông, giới thiệu các món ăn truyền thống sau lễ hội của đồng bào M’nông, giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên, trình diễn xoang Tây Nguyên...

Một trong các hoạt động đáng chú ý là chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên” với các tiết mục về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng 3 về...

Trình diễn xoang của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Làng.

Tại đây, đồng bào Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Tu, Tà Ôi, Ba Na cũng giới thiệu về cây cà phê, hoa cà phê, kỹ thuật rang xay cà phê và cùng với du khách thưởng thức những ly cà phê đượm chất Tây Nguyên cùng âm nhạc, cồng chiêng, vòng xoang Tây Nguyên.

Tại Làng, còn thường xuyên có các hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày ở đây trong các dịp cuối tuần và các ngày kỷ niệm 8/3, 20/3, 26/3…với giới thiệu nghề thủ công truyền thống, các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; gà nướng… của dân tộc Dao; bánh cuốn của dân tộc Nùng; khâu nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày, Nùng; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái, các hoạt động khác: Hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam...Tìm hiểu về các loại bánh tình yêu A quát của dân tộc Tà Ôi; thưởng thức hương vị cà phê, ca cao của dân tộc Ê Đê; bánh tét của dân tộc Khmer…

Tại Làng còn có Chương trình du lịch xanh, an toàn để du khách trải nghiệm trong không gian Khu các làng dân tộc.

Cụm các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao tái hiện nét văn hóa dân tộc mình như làm các loại bánh truyền thống, chế tác đàn Tính, đan lát truyền thống, nghề thuốc nam, nấu rượu ngô...

Trình diễn chiêng tại Làng Mường.

Cụm các làng dân tộc Mường, Thái giới thiệu di sản xoè Thái, vũ điệu kết đoàn, chiêng Mường…, những món ăn truyền thống như xôi màu, thịt nướng, hái chè, làm vườn, các trò chơi dân gian đặc sắc.

Cụm các làng dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng giới thiệu diễn xướng dân gian và nghề dệt thủ công truyền thống, cồng chiêng Tây Nguyên, âm nhạc tre nứa, dệt Zèng-di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của đồng bào dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế, nghệ thuật dệt của đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai.

Cụm các làng dân tộc Cơ Tu, Ê Đê giới thiệu di sản, vũ điệu dâng trời của người dân miền Tây A Lưới, ngôi nhà dài chế độ mẫu hệ, nghề đan lát, chế tác nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc RagLai tỉnh Ninh Thuận.

Cụm làng dân tộc Khmer và các quần thể tâm linh giới thiệu nghệ thuật Rô Băm, kiến trúc chùa, tháp…

Các hoạt động hàng ngày tại Làng có tái hiện cuộc sống hàng ngày, các nghề thủ công truyền thống và cuộc sống của mỗi nếp nhà của các cộng đồng tại “Ngôi nhà chung” gắn với người phụ nữ: người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em trong gia đình.

Bên cạnh đó là các hoạt động cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Linh Khánh

Nguồn: Báo Nhân dân

Cùng chuyên mục