Hành trang lữ khách

Ấn tượng miền đất Myanmar

Cập nhật: 21/02/2019 14:43:02
Số lần đọc: 1074
(TITC) - Hẳn ai đến xứ Myanmar cũng đều ấn tượng nhiều điểm nổi bật, ngồ ngộ, khác biệt. Đất nước có vẻ đẹp hiện đại hòa hòa nét cổ kính, là đất nước Phật giáo nhiều bí ẩn.

Đàn ông với váy longyi
Đây là loại trang phục truyền thống của xứ này. Váy longyi đơn giản chỉ là một mảnh vải được quấn quanh người, dùng cho cả nam và nữ, nhưng có những cách mặc khác nhau. Đối với đàn ông thì quấn một mảnh vải lớn và thắt nút ở đằng trước còn đối với phụ nữ thì sẽ được gấp tà lại và khâu ở bên hông trông rất dễ thương, thường trang phục của phụ nữ là đi nguyên bộ.

Váy của nam thường hơi thô một chút, tông màu tối, trơn hay kẻ sọc.. Đàn ông xứ này thường mặc với áo sơ mi, áo thun, áo ba lỗ hoặc thậm chí nóng quá thì cứ cởi trần chẳng sao. Quý ông xứ này mặc váy longyi thấy thoải mái, không vướng víu dù họ đi đền, chùa, đi làm, đi cày ruộng, đi chơi thể thao thậm chí khi chạy xe máy, đạp xe hay lao động chân tay gì đấy. Thêm một điều đặc biệt là người dân ở đây thích đi dép tông, kể cả họ đi làm hay ở nhà.

Phụ nữ với phấn thanakha
Đã đến Myanmar thì bất cứ du khách nào cũng nên làm quen với những khuôn mặt phụ nữ bội thứ gì đó trăng trắng. Đó là phấn thanakha được mài trực tiếp từ thân một loại cây cùng tên, là món mỹ phẩm tự nhiên trang điểm phổ thông của phụ nữ và thỉnh thoảng cũng thấy vài người đàn ông sử dụng. Thanakha được xem như thần dược bình dân xứ này, được , thoa lên mặt và tay để tránh nắng, giữ ẩm cho da . Ai cũng có thể bôi nó vào bất cứ lúc nào. nam cũng như nữ, người già cũng như thanh niên hay trẻ con. Dùng nhiều nhất vẫn là phụ nữ. Hiếm khi nào nhìn thấy được chụp một phụ nữ Myanmar không trang điểm thanakha. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể bôi lên mặt. Ngộ một cái là thay vì bôi đều kín toàn bộ da mặt, họ lại có cách bôi rất đặc trưng vào những vùng da ở hai gò má. Mà cách bôi cũng rất kiểu cọ. Thông dụng nhất là quẹt phấn lên để lại thành vết trên mặt. Cầu kỳ hơn tí thì vẽ thành hoa, lá hay những họa tiết khác khiến khuôn mặt trở nên sinh động, gây ấn tượng cho du khách phải ngoái nhìn.

Giao thông khác biệt của Myanmar
So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, hệ thống giao thông tại các thành phố ở Myanmar mang nhiều nét khác biệt. Hạ tầng giao thông tại Myanmar đã trở nên bớt lạc hậu so với nhiều nước nhưng nạn ùn tắc giao thông vẫn xảy ra hàng ngày mặc dù chính quyền thành phố Yangon đã ban hành chính sách cấm xe máy lưu hành trong nội đô. Các phương tiện ở đây đều đi làn bên phải như ở Việt Nam, nhưng tay lái lại ở cả bên trái lẫn phải tùy xe, nên người phụ xe có nhiệm vụ quan trọng là làm hoa tiêu dẫn đường.

Văn hóa ăn trầu
Thói quen nhai trầu là một nét văn hóa thú vị. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… ai cũng nhai được. Tất cả đều xem nhai trầu như một thói quen ngấm vào cuộc sống thường nhật của họ  Vì thế, du khách cũng đừng ngạc nhiên khi thấy đường phố, vỉa hè nhiều chỗ đỏ quạch những bãi nước trầu. Chuyện ăn trầu ở nơi đây được xem như việc nhiều người hút thuốc lá vậy đó, họ nhai trầu để giải khuây, đàn ông ở Myanmar họ thích ăn trầu hơn là hút thuốc là.

Không đi giày dép trong chùa hay đền
Du khách tới các ngôi đền và chùa ở Myanmar nên cởi bỏ giày hay dép (bao gồm cả tất vớ) khi bước vào bên trong. Điều này thứ nhất là thể hiện sự tôn trọng với các điểm du lịch tâm linh, thứ hai là giữ cho không gian nơi tôn nghiêm được sạch sẽ, thanh tịnh. Những người dân địa phương rất tôn sùng đạo Phật, nên việc đi giày dép vào các nơi tôn nghiêm bị coi là hành động vô lễ. Bên cạnh đó, trang phục vào chùa phải quần hoặc váy quá đầu gôi, áo có tay, không hở ngực, hở bụng, hở lưng.

Một số ấn tượng khác.
Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào. Người dân Myanmar rất yêu chim chóc, Trong trung tâm thành phố hay những vùng ngoại ô du khách đều thấp thoáng thấy chim bồ câu hay quạ bay lượn, cảm giác thật yên bình…/

 

                                                             Nguyên Thu

Nguồn: TITC
Từ khóa: Myanmar

Cùng chuyên mục