Non nước Việt Nam

“Tết rừng” của đồng bào Tày, Nùng huyện Bắc Hà (Lào Cai)

Cập nhật: 18/03/2013 14:50:49
Số lần đọc: 2262
Hằng năm vào đầu tháng 2 âm lịch, đồng bào dân tộc Tày, Nùng  ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải (Bắc Hà) đều tổ chức lễ cúng rừng. Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa và còn được gọi là “Tết rừng”.

Ý nghĩa của việc cúng rừng nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui.

 

Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ bằng đá, là lễ vật gồm một con gà trống, một miếng thịt lơn đen, rượu, hương, giấy bản… để dâng cúng thần rừng.

 

Ông chủ lễ là người có uy tín trong làng sẽ dâng hương làm lễ cúng mời các vị thần linh về dự lễ cúng của dân làng, đại ý lời cúng như sau: “Hôm nay là ngày lành tháng tốt, tôi thay mặt dân làng mời thần linh chốn rừng cao nhất, mong các thần phù hộ cho chúng tôi không bị ốm đau bệnh tật, hoạn nạn bỏ qua, những gì khó khăn tránh xa người dân, cầu cho mùa màng tươi tốt và đọc tên từng hộ dân trong làng tham gia đóng góp ngày lễ cúng rừng”.

 

Trước đó, dân làng đã tổ chức quyên góp tiền mua lợn, gà, rượu, hương thơm, vàng mã… và bầu ra người quản lý rừng cấm - rừng thiêng của thôn để tiến hành nghi thức cúng theo luật tục. Tại lễ cúng rừng các già làng trong thôn đều cho con cháu mình đi cùng để giới thiệu cũng như kể về việc trồng, bảo vệ các cây cổ thụ trong khu rừng cấm của làng. Qua đó, giáo dục cho con, cháu mình truyền thống bảo vệ rừng./.

Nguồn: Báo Lào Cai

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT