Hoạt động của ngành

Gia Lai: Hút hồn với màu xanh tươi mát ở vườn chè Biển Hồ

Cập nhật: 19/11/2019 10:04:51
Số lần đọc: 704
Trong khuôn khổ sự kiện Lễ hội hoa tam giác mạch diễn ra tại Hà Giang, chiều 16/11, UBND hai tỉnh Hà Giang, Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo liên kết vùng trong chiến lược thúc đẩy kinh tế, du lịch tỉnh Hà Giang và các tỉnh Đông - Tây Bắc.


Những đồi chè nối nhau đến tận chân núi. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Hội thảo có gần 20 tham luận của các nhà quản lý văn hóa, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Đức, Đan Mạch… Nhiều tham luận đánh giá cao tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang trong liên kết vùng về kinh tế, du lịch với các tỉnh Đông - Tây Bắc.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, liên kết du lịch vùng khu vực Đông - Tây Bắc là chiến lược quốc gia, đã được triển khai từ lâu. Từ năm 2008, tám tỉnh Tây Bắc mở rộng bao gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hà Giang đã ký biên bản hợp tác phát triển du lịch nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của cả khu vực.

Ở phía Đông Bắc, Hà Giang và các tỉnh còn lại gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang cũng có những liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, để phát triển du lịch Đông - Tây Bắc đạt hiệu quả hơn, các địa phương cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm đặc thù, tạo dựng thương hiệu cho du lịch vùng.

Ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) cũng cho rằng, tiềm năng phát triển du lịch, kết nối di sản của các tỉnh Đông - Tây Bắc rất lớn. Việc phát triển du lịch của vùng Đông - Tây Bắc đã mang đến lợi ích lớn về phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, để người dân và du khách cùng hưởng lợi. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù có nhiều tiềm năng và bước đầu đạt được kết quả nhưng liên kết vùng du lịch Đông - Tây Bắc vẫn còn chưa tương xứng tiềm năng. Những khó khăn nhất hiện nay trong việc liên kết vùng Đông - Tây Bắc là giao thông còn chưa thuận lợi, mất nhiều thời gian của du khách; thiếu sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước giữa các địa phương; thiếu sự quảng bá du lịch; thiếu sản phẩm du lịch mới đặc trưng, chất lượng cho cả vùng...

Trong khuôn khổ hội thảo, UBND tỉnh Hà Giang đã ra mắt bộ nhận diện thương hiệu “Amazing Ha Giang” (Kỳ vĩ Hà Giang) để quảng bá mạnh hơn các sản phẩm du lịch, nông sản của Hà Giang tới du khách trong nước và quốc tế.

Nguồn: TTXVN

Cùng chuyên mục