Nhìn ra thế giới

Angel falls- Thác nước cao nhất thế giới

Cập nhật: 13/06/2008 09:06:29
Số lần đọc: 5588
Thác Thiên thần (tên bản địa là Kerepakupai merú) là thác nước rơi tự do cao nhất thế giới với độ cao 979m và dốc thẳng đứng 807m. Nó nằm trong Công viên quốc gia Canaima thuộc vùng Sabana của bang Bolivar, Venezuela.

Độ cao của các ngọn thác cũng rất tuyệt vì trước khi "tiếp đất", làn nước bị những cơn gió mạnh đẩy đi và biến thành màn sương mù.

Thác nước ăn liền với sông Kerep (hay thường được gọi là Rio Gauya). Con sông này chảy vào sông Churun - một nhánh của sông lớn Carrao. Theo tiếng bản địa thì "Kerepakupai merú" có nghĩa là "thác nước của nơi sâu nhất".

 

Thỉnh thoảng có người nhầm Thác Thiên thần là Churun-meru. Đó là tên của một thác nước khác trong công viên quốc gia Canaima. Churun theo tiếng Pemon có nghĩa là "sấm sét".

 

Năm 1912, nhà thám hiểm người Venezuela - Ernesto Sanchez La Cruz đã tìm thấy những thác này nhưng ông không công bố phát hiện của mình. Thế giới cũng không biết đến chúng cho tới khi James "Jimmie" Crawford Angel - một phi công Mỹ bay qua vùng đất này vào ngày 13/11/1933 trong chuyến tìm kiếm một lớp quặng giá trị.

 

Ngày 9/10/1937, Angel đã thử hạ cánh chiếc máy bay nhỏ Flamingo của mình trên đỉnh Auyan-tepui nhưng nó đã bị hỏng khi bánh xe chìm vào lớp đất lầy. Ông và 3 bạn đồng hành trong đó có vợ ông đã buộc phải đi bộ xuống dốc núi. Họ đã mất 11 ngày để tìm được đường về nhưng những tin tức của chuyến phiêu lưu đã được nhiều người biết đến và thác nước từ đó mang tên ông - Angel Falls như một sự kính trọng.

 

Máy bay của Angel vẫn nằm trên đỉnh thác 33 năm sau trước khi được một chiếc trực thăng kéo lên. Người ta đã khôi phục nó tại Bảo tàng không quân ở Maracay và giờ thì được trưng bày tại bãi cỏ bên ngoài sân bay Ciudad Bolivar. Đó là nguyên bản. Còn chiếc máy bay mà chúng ta nhìn thấy trên đỉnh Thác Thiên thần giờ đây chỉ là mô hình mà thôi.

 

Kỉ lục đầu tiên của người tới được dòng sông cấp nước cho các ngọn thác là nhà thám hiểm người Latvia - Aleksandrs Laime hay được biết đến là Alejandro Laime đối với thổ dân bộ lạc Pemon. Ông đã đi ngược lên đỉnh Auyan-tepui vào năm 1955. Trong cùng chuyến đi đó, ông cũng đã đến được nơi chiếc máy bay của Angel mắc kẹt - 18 năm sau khi máy bay hạ cánh. Ông đã đặt tên cho dòng sông ấy - một trong những con sông đẹp nhất ở Latvia là Gauja. Trong khi tên bản xứ của các ngọn thác hiếm được sử dụng nữa, thì cái tên sông Kerep hiện vẫn phổ biến.

Nguồn: VTV

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT