Hoạt động của ngành

Tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại An Giang

Cập nhật: 08/07/2010 09:17:07
Số lần đọc: 2375
Với mục tiêu nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập ngoại tệ, qua đó tăng cường bảo tồn di sản tự nhiên và văn hóa tại địa phương, trong những năm qua thông qua dự án phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông do Ngân hàng Phát triển Châu Á (gọi tắt là ADB).

Đã hỗ trợ cho ngành du lịch An Giang với hoạt động du lịch cộng đồng phục vụ người nghèo tại An Giang, loại hình du lịch cộng đồng này là một trong những mô hình mới đã và đang được ngành du lịch quan tâm, đầu tư phát triển nhằm từng bước làm phong phú thêm các loại hình du lịch của địa phương, tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thu hút khách du lịch đến với tỉnh càng một đông hơn.

Phát triển mô hình Du lịch cộng đồng là một công cụ quý báu để phát triển du lịch bền vững vì người nghèo. Qua đó, ngành du lịch có thể vươn tới những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và nếu được thực hiện tốt, du lịch có thể thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại những địa phương nghèo.

Hiện tại khuynh hướng tâm lý khách thích quay về với tự nhiên, gần gủi với thiên nhiên, thích tìm hiểu những phong tục tập quán đặc trưng và ngành nghề truyền thống của từng vùng, từng địa phương, đặc biệt, là tìm về với du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch sông nước và những loại hình vui chơi giải trí mới, lạ, hấp dẫn nhưng chứa đựng yếu tố dân gian.

An Giang có phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng.

Với hệ thống sông ngòi phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước, khám phá các tập quán, sinh hoạt trên sông của dân bản địa như: du thuyền trên dòng Mê Kông với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang có chiều dài hàng trăm Km và hàng chục cù lao , cồn nổi lớn nhỏ... tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, hình thành các làng nổi trên sông. Các chợ nổi và làng bè là những điểm du lịch gây nhiều hứng thú cho du khách trong cũng như ngoài nước.

Từ lợi thế và tiềm năng trên, đồng thời nhằm quảng bá, tuyên truyền cho hình ảnh, quê hương An Giang cũng như hoạt động của ngành Du lịch tỉnh nhà, nằm trong khuôn khổ của dự án phát triển Du lịch tiểu vùng Mekong do Ngân hàng phát triển Châu Á hỗ trợ vốn vay ưu đãi, thông qua đó để phát triển du lịch cộng đồng phục vụ người nghèo tại địa phương, An Giang đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng và ở làng Chăm (Phũm Soài – Thị xã Tân Châu) hiện đã đưa vào hoạt động.

Trong năm 2007 An Giang đã thi công xây dựng xong hai mô hình du lịch cộng đồng đó là Trung tâm thông tin Du lịch Mỹ Hoà Hưng ( TP.Long Xuyên) và Châu Phong (Thị xã Tân Châu) và đến năm 2008 ngành đã chính thức đưa hai trung tâm trên đi vào hoạt động phục vụ du khách.

Đến với Trung tâm Thông tin Du lịch cộng đồng người Kinh tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên) du khách sẽ chiêm ngưỡng được những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với môi trường trong lành và gắn liền với khuôn viên của khu lưu niệm Bác Tôn nơi du khảo về nguồn lý tưởng của nhiều Đoàn khách, nơi đây từ lâu đã là địa chỉ du lịch nổi tiếng với các dịch vụ “Homestay” (ở nhà dân), thu hút du khách đa số là đối tượng khách Tây ba lô cùng ăn cùng ở cùng làm, một ngày làm người dân bản xứ cùng tham gia làm cá, làm lúa, tham gia làm vườn, đi chợ làng quê của người địa phương, tham quan làng bè, chợ nổi, hít thở  không khí trong lành, làng quê yên tỉnh, đạp xe đi quanh làng mạc thanh bình, thưởng thức những món ăn dân dã địa phương, xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc Kinh. Hiện nay loại hình du lịch này hiện đang rất được du khách rất ưa chuộng.

Riêng đối với Trung tâm Du lịch cộng đồng người Chăm có nét đặc thù văn hóa Hồi Giáo với những Thánh đường cổ, có những lễ hội đặc sắc, có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng ở Châu Giang, có những cô gái Chăm đẹp dịu dàng và thân thiện.

Tất cả những nội dung trên đều được thể hiện đầy đủ tại hai  Trung tâm này, du khách sẽ được xem những hình ảnh đẹp của các khu điểm du lịch nổi tiếng của An Giang, được ngắm nhìn những sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân An Giang, xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc Chăm, Kinh  tham quan các làng nghề,  thăm vườn cây ăn trái, làng bè, du thuyền trên sông, tham quan cù lao, nghe đờn ca tài tử, tắm sông. . . .

Có thể nói Du lịch cộng đồng thật sự đã nối kết thân tình giữa du khách và người dân địa phương và tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho địa phương. là điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế, đã và đang được các đơn vị lử hành trong và ngoài tỉnh đưa khách đến tham  quan du lịch.

 Ngành Du lịch An Giang đã và đang đầu tư từng bước cho phát triển du lịch,  không ngừng nâng cao, cải tiến về nội dung, hình thức, chất lượng phục vụ trong hoạt động du lịch, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch và đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm thu hút khách đến với tỉnh ngày càng đông hơn, đồng thời kích thích chi tiêu của khách du lịch ở mức cao hơn, tăng thời gian lưu lại của du khách. Trong đó có thể nói mô hình du lịch cộng đồng cũng là một trong những loại hình góp phần thu hút khách du lịch đến với địa phương.

Nguồn: website An Giang

Cùng chuyên mục