Nhìn ra thế giới

Thị trấn cổ Avila của Tây Ban Nha

Cập nhật: 06/07/2009 10:11:07
Số lần đọc: 2315
Được người Castilla gọi là “đô thị của thần thánh và đá”. Avila được thành lập bởi các bộ lạc người Celte, sau đó trở thành một tiền đồn của La Mã và bị người Visigoth đánh chiếm. Nó theo đạo Kitô ở thế kỷ thứ 1 sau công nguyên nhờ thánh Segundo, vị giám mục đầu tiên của Avila, rồi chuyển sang đạo Hồi từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11.

Năm 1090, sau khi người Hồi giáo bị đánh đuổi khỏi Castilla những bức tường thành đá kiểu cổ bắt đầu được xây dựng xung quanh thành phố. Bức tường dài 2,5km này với hơn 80 ngọn tháp nửa hình trụ và 9 cổng lớn uy nghi còn tồn tại đến ngày nay.

 

Avila có nhiều công trình tôn giáo, đặc biệt là nhà thờ lớn kiến trúc Gothic (cuối thế kỷ 12-13) với những lỗ châu mai ở phía trên chỗ của dàn đồng ca nhắc nhở ta đến chức năng phòng thủ của đô thị này. Nhà thờ La Mã San Vicente thực sự là một bảo tàng các pho tượng La Mã cuối thế kỷ 12.

 

Trong tu viện San Thomas (cuối thế kỷ 15) có các ngôi mộ của Thomas de Torquemada, chánh án toà án dị giáo và Don Juan, con trai duy nhất của các quốc vương Thiên Chúa giáo Ferdinand và Issabella. Tu viện hiện thân Chúa được xây dựng tại địa điểm cũ ngôi nhà của nữ thánh Terese de Avila (1515-1582), nữ tu sĩ và nhà thần bí người Tây Ban Nha, quê ở Avila, người đã cách tân dòng Carmelitte và để lại những tác phẩm thuộc loại kiệt tác của thi ca duy linh. Avila với các nhà thờ La Mã ở ngoại vi đã được ghi vào Danh sách di sản thế giới năm 1985.

Nguồn: Di sản thế giới

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT