Tin tức - Sự kiện

Quảng Nam: Khai mở du lịch phía Tây

Cập nhật: 12/05/2008 14:05:36
Số lần đọc: 1887
Ngày 20/5/2008 tới, làng du lịch văn hóa Bờ Hôồng (Sông Kôn, Đông Giang) sẽ chính thức mở cửa đón khách. Một khu du lịch mở đường chờ đợi và tạo ra động lực khai phóng tiềm năng du lịch vùng sơn cùng thủy tận Quảng Nam.

1. Tỉnh lộ 604 từ Túy Loan lên xã Ba (Đông Giang) mỏng manh như suối. Nắng, gió, hoa cỏ và dòng sông ven đường chợt trôi ngược lại để nhường chỗ cho cảm thức mênh mông trước đồi chè thơ mộng giữa bạt ngàn đồi núi và bụi đỏ vùng cao. Trong cái nắng xiên khoai xuống nương chè buổi sớm, thi thoảng vài ba người khách tần ngần trước cội trà già, mơ tưởng đến một cụm bonsai hương đồng gió nội một ngày giữa phố. Vài ba sơn nữ thoáng như một vì sao ban ngày chợt mất hút con đồi này lại mọc phía cuối đồi kia.

Tình trà mãi nguyên đán với thời gian. Vì thế không có gì lạ, một nông trường vắt mình từ chiến tranh qua mãi thời bình vẫn còn tồn tại trước biến động của thời cuộc, khi hàng loạt nông trường khác trên đất Quảng Nam đã từng bị khai tử. Trong văn phòng nông trường bộ chất đầy chậu “trà lão”,  giám đốc Trần Trúc, người đã “chôn” cả phần đời mình lên đời chè, đến nỗi yêu không dứt ra được, đã lại nuôi thêm hy vọng quảng bá thương hiệu Quyết Thắng theo bước chân du lịch. Mấy tháng nay, thông tin về những đoàn tour du lịch sẽ đến Trung Mang, ghé đồi chè đã làm ông mất ngủ. Mất ngủ, trằn trọc vì vui, vì chờ đợi. “Từ hàng ngàn đã rớt xuống chưa quá một trăm năm mươi người. Số lượng đội cũng đã thu hẹp lại ít nhiều. Giờ được ghép vào tour du lịch sinh thái miền núi là cơ hội cho dân nông trường, cho địa phương có thêm thu nhập. Chè lại có thêm điều kiện để quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng hơn”ông Trúc nói. Không khí vui vẻ ắp đầy lên nông trường vắng vẻ. Những chiếc gùi trên lưng sơn nữ hái chè đã được đặt. Nhiều món ăn dân dã, đặc trưng vùng đất đã được “sàn” chọn lựa để mời khách tìm gặp. “Một ngụm chè xanh đắng môi, ngọt lưỡi từ bàn tay du khách tự hái, cùng với cơm lam, bánh sừng trâu, rượu cần nếp than, cá ống... tại bến dừng đơn sơ này sẽ tiếp sức cho hành trình dằng dặc lên vùng cao để gặp nếp nhà sàn và thưởng ngoạn gió núi mây ngàn...”, ông Trúc nói vui.

2. Rời chặng dừng chân đầu tiên của chuyến ngược nguồn đã được sắp sẵn, xe đi qua những cung đường ngoằn ngoèo để gặp một Bờ Hôồng, nép bên dòng sông Kôn nguyên sơ nét đẹp của một ngôi làng mang đậm bản sắc văn hóa cư dân miền núi. Nắng trưa rắc ánh vàng trên sông, thẫm lên cây cầu vắng, rải lên cánh bướm mùa sinh nở bay đầy sông và cả trên vai tóc để trần sơn nữ bên khe đá. Cả làng chìm trong sự lặng im đến vô thường. Trước sân vài ngôi nhà phong lan nở hoa phong kín. Thi thoảng tiếng búa của thợ rèn Alăng Bloó lẫn trong tiếng xèo xèo của lửa nước... Chỉ với vài vị khách và nhà báo thôi, cũng đủ để già làng Bríu Brăm nổi hứng chơi liền vài nhạc cụ chiêng trống chào đón ngay giữa nhà Mong. Tiếng trống, chiêng bay qua núi, qua đồi, lặn xuống thung sâu vài thanh âm rạo rực. Ông nói: “làng trở thành điểm du lịch là niềm vui lớn của dân mình. Du lịch không chỉ có việc nâng cao đời sống mà cả là một cơ hội lớn duy trì được bản sắc văn hóa Cơtu. Các lễ hội sẽ được phục hồi, từ cồng chiêng, mừng lúa mới, đâm trâu... sẽ lại rộn ràng trên rừng núi. Mấy hôm nay dân làng mình vui lắm”.

Rời chặng dừng chân đầu tiên của chuyến ngược nguồn đã được sắp sẵn, xe đi qua những cung đường ngoằn ngoèo để gặp một Bờ Hôồng, nép bên dòng sông Kôn nguyên sơ nét đẹp của một ngôi làng mang đậm bản sắc văn hóa cư dân miền núi. Nắng trưa rắc ánh vàng trên sông, thẫm lên cây cầu vắng, rải lên cánh bướm mùa sinh nở bay đầy sông và cả trên vai tóc để trần sơn nữ bên khe đá. Cả làng chìm trong sự lặng im đến vô thường. Trước sân vài ngôi nhà phong lan nở hoa phong kín. Thi thoảng tiếng búa của thợ rèn Alăng Bloó lẫn trong tiếng xèo xèo của lửa nước... Chỉ với vài vị khách và nhà báo thôi, cũng đủ để già làng Bríu Brăm nổi hứng chơi liền vài nhạc cụ chiêng trống chào đón ngay giữa nhà Mong. Tiếng trống, chiêng bay qua núi, qua đồi, lặn xuống thung sâu vài thanh âm rạo rực. Ông nói: “làng trở thành điểm du lịch là niềm vui lớn của dân mình. Du lịch không chỉ có việc nâng cao đời sống mà cả là một cơ hội lớn duy trì được bản sắc văn hóa Cơtu. Các lễ hội sẽ được phục hồi, từ cồng chiêng, mừng lúa mới, đâm trâu... sẽ lại rộn ràng trên rừng núi. Mấy hôm nay dân làng mình vui lắm”.

3. Kể từ sau lễ hội văn hóa du lịch tại làng Bờ Hôồng được tổ chức trong Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam 2006, nhiều doanh nghiệp đã đi lướt qua hoặc hờ hững, không mặn mà gì với ý tưởng khai sinh một khu du lịch văn hóa dân tộc vùng cao, thì Lê Hồ Phước Vĩnh, Giám đốc Công ty Du lịch Lê Nguyễn ( Hội An) quyết tâm theo đuổi ý tưởng này. Kết quả của những chuyến lang thang vùng Tây Bắc hay Đông Dương đã khiến anh đưa ra một quyết định cụ thể hơn. 15 con em người làng đã được tài trợ để xuống Hội An học lấy nghề trở về phục vụ du lịch tại làng; hàng loạt chiêng trống, trang phục, trang sức của đồng bào đã được hợp tác sưu tầm... mang về làng chuẩn bị cho ngày khai trương. “Chỉ còn ít ngày nữa thôi, khu du lịch đầu tiên trên vùng tây Quảng Nam sẽ mở cửa đón khách. Kinh doanh là tính đến lời lỗ. Nhưng sau những chuyến khảo sát, lấy ý kiến khách hàng, công ty quyết định xây dựng tour - một tour du lịch hấp dẫn vì làng còn nguyên cả vốn văn hóa của người dân bản địa. Mục đích cao hơn là đưa đến cho du khách cái nhìn mới mẻ hơn về các giá trị văn hóa của vùng đất mình đang sống. Nếu kinh doanh thất bại thì đó cũng là chuyện thường trong du lịch. Cũng một cách để kiểm chứng lại mình và có thêm một kinh nghiệm nữa để bàn tính chuyện làm ăn trong tương lai”, Vĩnh nói. Còn ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao- Du lịch Quảng Nam thừa nhận khu du lịch này sẽ mở ra một trang mới cho du lịch Quảng Nam tiến về phía Tây, mở đường cho việc hình thành một bảo tàng văn hóa các dân tộc vùng cao theo dọc đường Hồ Chí Minh trong tương lai.

Kể từ sau lễ hội văn hóa du lịch tại làng Bờ Hôồng được tổ chức trong Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam 2006, nhiều doanh nghiệp đã đi lướt qua hoặc hờ hững, không mặn mà gì với ý tưởng khai sinh một khu du lịch văn hóa dân tộc vùng cao, thì Lê Hồ Phước Vĩnh, Giám đốc Công ty Du lịch Lê Nguyễn (Hội An) quyết tâm theo đuổi ý tưởng này. Kết quả của những chuyến lang thang vùng Tây Bắc hay Đông Dương đã khiến anh đưa ra một quyết định cụ thể hơn. 15 con em người làng đã được tài trợ để xuống Hội An học lấy nghề trở về phục vụ du lịch tại làng; hàng loạt chiêng trống, trang phục, trang sức của đồng bào đã được hợp tác sưu tầm... mang về làng chuẩn bị cho ngày khai trương. “Chỉ còn ít ngày nữa thôi, khu du lịch đầu tiên trên vùng tây Quảng Nam sẽ mở cửa đón khách. Kinh doanh là tính đến lời lỗ. Nhưng sau những chuyến khảo sát, lấy ý kiến khách hàng, công ty quyết định xây dựng tour - một tour du lịch hấp dẫn vì làng còn nguyên cả vốn văn hóa của người dân bản địa. Mục đích cao hơn là đưa đến cho du khách cái nhìn mới mẻ hơn về các giá trị văn hóa của vùng đất mình đang sống. Nếu kinh doanh thất bại thì đó cũng là chuyện thường trong du lịch. Cũng một cách để kiểm chứng lại mình và có thêm một kinh nghiệm nữa để bàn tính chuyện làm ăn trong tương lai”, Vĩnh nói. Còn ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao- Du lịch Quảng Nam thừa nhận khu du lịch này sẽ mở ra một trang mới cho du lịch Quảng Nam tiến về phía Tây, mở đường cho việc hình thành một bảo tàng văn hóa các dân tộc vùng cao theo dọc đường Hồ Chí Minh trong tương lai.

Phía Tây có gì lạ? Câu trả lời chỉ gió núi mây ngàn lâu nay vẫn hằn trong nếp nghĩ của giới làm du lịch đã bắt đầu thay đổi theo cái nhìn mới. Có đấy một Bờ Hôồng hoang sơ, ấm áp sắc màu dân tộc cùng những điệu múa thăng hoa sắc màu xứ sở và ẩm thực độc đáo địa phương đang đợi người ghé chân theo bước lữ hành.

Nguồn: Báo Quảng Nam

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT