Non nước Việt Nam

Lễ hội chào đón năm mới của người Mông

Cập nhật: 23/12/2011 14:39:14
Số lần đọc: 2025
Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Mông cùng với những người cùng bộ tộc hay những người trong bản làng đều tụ tập lại một khoảng sân rộng lớn hoặc nên đất phẳng để tham gia hoặc chung vui những trò chơi dân gian giữa những giai điệu du dương của tiếng khèn….

Trò chơi nổi tiếng Papao thường lôi cuốn nhiều người tham gia và người hâm mộ. Trái banh Papao được làm từ vải, được truyền qua lại giữa hai đội nam và nữ.  Đầu tiên trái banh được ném lên cao, sau đó nó được bắt lấy bởi những người trong đội kia. Thoạt đầu, việc ném và bắt lấy đơn giản không cho thấy những kỹ năng nào đặc biệt. Quá trình Papao bay trở thành những đường vô hình để kết nối và buộc những đôi bạn chơi trong sự hoà hợp lẫn nhau. Những người tham gia đã càng ngày trở nên mải mê và họ không cảm thấy mệt mỏi cho dù cuộc chơi chỉ đơn giản là sự lập đi lập lại của hai hành động- ném và bắt lấy trái banh.

Ngày đầu tiên của năm mới không những mang sự chung vui đến với mọi người mà còn là điểm nhấn cho những câu chuyện tình yêu của những chàng trai và những cô gái. Nhiều cặp đôi thường bắt đầu tình yêu và cuộc sống hôn nhân của họ vào những ngày đầu năm mới.

Ngoài trò chơi Papao ở đó còn có những sự kiện khác nhau chẳng hạn như ném Còn - là một trò chơi dùng một trái banh được viền bằng vải ném qua một cái vòng được treo ở đỉnh cây cột, và điệu nhảy “khèn” thường được biểu diển bởi những chàng trai trẻ có tài cùng lúc thổi khèn và duyên dáng khiêu vũ luân phiên giữa những hàng lối cùng với sự chuyển động rõ ràng. Bên cạnh đó sự tham gia những bữa tiệc và những cuộc thi vui nhộn trong thôn xóm của họ, nhiều người Mông dành trọn thời gian để đi thăm viếng bạn bè ở những ngôi làng xa trong khi đó những người trẻ tiếp tục những cuộc hẹn họ thân mật bên cạnh ca hát và thổi kèn.

Để chuẩn bị cho Tết, người Mông thường trang trí lại bàn thờ của họ với những tờ giấy biểu tượng cho Mặt trời - việc biểu lộ việc thờ cúng Mặt Trời là thói quen của người Mông. Những biểu tượng của Mặt Trời thường được gắn lên cánh cửa để chào đón một năm mới và sự thịnh vưọng cho gia đình. Một kích cỡ nhỏ hơn ( thường từ 5 cm đến 10 cm) biểu tượng hình Mặt Trời cũng thường được gắn lên những công cụ làm việc chẳng hạn như cái cuốc, cái cày, hay gắn lên cửa chuồng heo và chuồng trâu, và vòng quanh hàng rào chuồng ngựa…. việc đó thường mang lại cho những ước mơ tha thiết của mọi người để chào đến sự thịnh vượng cho mọi thành viên trong gia đình. Trong suốt khoảng thời gian đó, những phụ nữ thường bận rộn với công việc vá, thêu thùa để cho mọi thành viên trong gia đình một bộ quần áo để chuẩn bị đón năm mới , hầu hết là biểu tượng của người phụ nữ Mông.

Trong ngày giao thừa, mỗi gia đình đều làm thịt con gà trống có lông màu đen và đỏ để cầu xin trong việc thờ cúng đến các vị thần và tổ tiên. Khi làm thịt con gà trồng, họ thường chọn ra một chùm lông đỏ và nhúng chung vào máu của con gà và để vào giữa bức tranh biểu tượng hình mặt trời. Việc giết gà và gắn lông gà vào biểu tượng mặt trời được biết đến như là một phần nghi lễ chủ yếu để chào đón năm mới của người Mông. Hành động đó được biết đến như một phần nghi lễ không thể tách rời việc chào đón năm mới và là một dấu hiệu cho những lễ hội được bắt đầu. Khoảng từ mùng 7 và 8 Tết, mọi gia đình Mông trong thôn xóm đều giết heo để chiêu đải khách mời. Khách mời của gia đình được mở đầu bởi nghi thức chào đón những vị thần và tổ tiên để họ có thể quay về tham dự cùng với gia đình và chào đón năm mới với sự hiện diện của những người khác trong gia đình. Sau đó bữa tiệc sẽ bắt đầu với bầu không khí tràn ngập tiếng cười cùng với sự chớm nở của tình yêu. Do đó, “Tết Mèo” luôn kết thúc với sự hạnh phúc và những hy vọng để bắt đầu cho một tương lai mới./.

Nguồn: TNĐT

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT