Hoạt động của ngành

Đổi mới và phát triển Du lịch Bắc Kạn trong tình hình mới

Cập nhật: 25/07/2008 16:07:16
Số lần đọc: 2405
Trải qua hơn mười năm xây dựng và phát triển, ngành Du lịch Bắc Kạn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Tổng Cục Du lịch, sự giúp đỡ của các ngành, các cấp và đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, du lịch Bắc Kạn đã đạt được những kết quả nhất định.

Ngoài việc tập trung phát triển khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể, ngành đó xây dựng và hình thành các tour, tuyến du lịch liên hoàn trong tỉnh và du lịch liên vùng Đông, Tây, Bắc; về loại hình du lịch tập trung vào khai thác các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch lịch sử và du lịch văn hoá bản sắc với sự tham gia của các thành phần kinh tế và khuyến khích cộng đồng dân cư khu du lịch tham gia vào hoạt động kinh doanh, mở mang các loại hình dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong vùng.

Năm 2007 Du lịch Bắc Kạn đón được 100.305 lượt khách, gấp 4,17 lần so với năm 2000; bình quân tăng 22,66%/năm (Trong đó: khách nội địa tăng 23,45%/năm, khách quốc tế tăng 13,80%/năm). Doanh thu du lịch năm 2007 đạt 21.153 triệu đồng, gấp 5,56 lần năm 2000, bình quân tăng 27,77%/năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2008 có 64.400 lượt khách du lịch đến tham quan du lịch tại Bắc Kạn, đạt 51,4 % kế hoạch năm, tăng 23 % so cùng kỳ năm trước. Doanh thu: 15.300 triệu đồng, đạt 52,7% kế hoạch, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch đó từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng. Mạng lưới giao thông phục vụ cho phát triển du lịch đang được đầu tư nâng cấp. Hệ thống thông tin liên lạc đó phát triển đến tất cả các huyện và hầu hết các khu, điểm du lịch đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch. Cơ sở lưu trú phát triển nhanh, từ chỗ năm 2000 cả tỉnh chỉ có 36 cơ sở với 275 phòng, đến nay toàn tỉnh đó có 95 cơ sở lưu trú với 728 phòng buồng, có trên 1.300 giường, (Trong đó: có 01 khách sạn có 86 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn 3 sao). Phương tiện vận chuyển khách tham quan du lịch bằng đường bộ và đường thuỷ cũng tăng đáng kể. Ngoài khu du lịch vườn Quốc gia Ba Bể, trong những năm qua, tỉnh cũng đó đầu tư phát triển thêm một số điểm du lịch đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch như điểm du lịch Động Nàng tiên, Động Hua Mạ... nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đang được các nhà đầu tư xây dựng để khai thác phát triển du lịch như khu du lịch sinh thái Nà Khoang (Ngân Sơn); Khu du lịch sinh thái Thác Bạc, Áng Toòng... Các lễ hội văn hoá, tín ngưỡng cũng đó được quan tâm nhằm khôi phục nét đẹp văn hoá bản sắc của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn để thu hút du khách.

Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đó từng bước được quan tâm như: Xây dựng Pa nô tấm lớn tại các trục đường giao thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài trung ương và địa phương; tổ chức giới thiệu Du kịch Bắc Kạn tại một số tỉnh, Thành phố lớn; xây dựng 01 bộ phim về Du lịch Bắc Kạn, xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp giới thiệu về du lịch Bắc Kạn với khách du lịch trong và ngoài nước; tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường bền vững. Lãnh đạo Ngành TMDL (Nay là Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã có những cuộc tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo các Sở Du lịch, các doanh nghiệp Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để quảng bá và kêu gọi đầu tư vào phát triển du lịch của tỉnh. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch của tỉnh đó liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước xây dựng, khai thác các tour du lịch trong tỉnh, liên vùng và phát triển các tour du lịch quốc tế với các nước trong khu vực.

Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX đề ra: đến năm 2010 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho ngân sách và tạo động lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng của ngành Thương mại – Du lịch – Dịch vụ chiếm 43% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; giải quyết việc làm và có thu nhập thoả đáng, bền vững cho người lao động trong lĩnh vực du lịch; tăng cường giao lưu văn hoá xã hội; giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2010, du lịch Bắc Kạn đón được trên 150 nghìn lượt khách, doanh thu du lịch đạt trên 50 tỷ đồng. Ngành Du lịch Bắc Kạn cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:

Một là: Khẩn trương hoàn thành công tác Quy hoạch tổng thể, Quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch vườn Quốc gia Ba Bể và các vùng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng các khu trung tâm đón tiếp khách du lịch tại khu vực vườn Quốc gia Ba Bể; xây dựng tuyến đường bộ nối Ba Bể với Na Hang, Tuyên Quang để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư khai thác, phát triển du lịch Bắc Kạn.

Hai là: Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái; du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng; du lịch lịch sử, văn hoá; du lịch thể thao mạo hiểm, hội thảo, nghiên cứu khao học... Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng các loại hình dịch vụ để thu hút khách.

Ba là: Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; xây dựng các làng văn hoá du lịch tại các khu, điểm du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá để thu hút khách.

Bốn là: Tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đây là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu quả quản lý. Trước mắt cần điều tra đánh giá nhu cầu cần đào tạo của địa phương để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp.

Năm là: Phối hợp với các tỉnh trong chiến khu Việt Bắc và Hà Nội để phát triển các tour, tuyến du lịch liên vùng; Tập trung xây dựng và phát triển tuyến du lịch đường thuỷ giữa 03 tỉnh: Hồ Ba Bể, Bắc Kạn – Thuỷ điện Na Hang, Tuyên Quang – Bắc Mê, Hà Giang.

Sáu là: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; Tham mưu với chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo.

Với truyền thống 48 năm xây dựng và trưởng thành của Ngành Du lịch Việt Nam, phát huy những thành tựu đã đạt được sau hơn 10 năm tái lập tỉnh Cán bộ – CNVC – LĐ ngành du lịch Bắc Kạn quyết tâm đẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Nguồn: Bắc Kạn

Cùng chuyên mục