Nhìn ra thế giới

Thành phổ cổ Isfaham, Iran

Cập nhật: 07/08/2009 08:23:00
Số lần đọc: 2867
Thành phố cổ Isfahan, Iran đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa Thế giới, nổi tiếng về nhiều công trình kiến trúc như cung điện, đền đài từ thế kỷ thứ 16 trở về trước. Với phong cách kiến trúc tận dụng ánh sáng tự nhiên, mỗi công trình kiến trúc ở đây đều trở nên lạ mắt đối với mỗi du khách khi được nhìn ngắm những mảng màu ánh sáng từ bên ngoài rọi qua những ô cửa sổ.

Từ thế kỷ 10, khi khoa học còn chưa phát triển tại đất nước Iran thì kiểu kiến trúc tận dụng ánh sáng tự nhiên trở nên khá phổ biến ở đây. Với điều kiện khí hậu nóng bức cả ngày nhưng ban đêm lại lạnh giá, những bức tường với những ô cửa sổ đón ánh nắng vừa có thể cách nhiệt lại vừa giữ nhiệt.

 

Hầu hết các cửa hàng ở Isfahan được xây dựng từ năm 1500 đến năm 1722, chủ yếu bán đồ thủ công mỹ nghệ và các loại thảm nổi tiếng của các dòng họ ở Iran. Đến nay, các công trình cổ xưa này vẫn còn nguyên vẹn, những người bán hàng ở đây cho hay, ánh sáng tự nhiên từ các ô cửa sổ được thiết kế rất hợp lý làm cân bằng không khí.

Những kiến trúc truyền thống như nhà thờ, các khu buôn bán ở Iran chủ yếu được thiết kế theo kiến trúc mái vòm. Cửa sổ và lỗ hổng trên mái luôn được tận dụng triệt để để vừa tạo hiệu quả thẩm mỹ, vừa làm cân bằng nhiệt độ bên trong các tòa nhà".

 

Người Iran tự hào đặt tên cho thành phố Isfahan là "phân nửa của thế giới" bởi mật độ dày đặc của các công trình mang ý nghĩa tôn giáo lịch sử tập trung ở đây. Không thể phủ nhận, làm nên phong cách kiến trúc đặc sắc chính là sự khéo léo của những kiến trúc sư Iran khi tạo ra những khoảng trống trên bức tường để đón nhận ánh sáng mặt trời, vừa đơn giản mà mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. 

Nguồn: website VTV

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT