Nhìn ra thế giới

Khu khảo cổ Morelia của Mêxicô

Cập nhật: 19/06/2009 09:56:06
Số lần đọc: 2774
Được xây dựng vào thế kỷ 16 quanh tu viện Franciscan, 249 lăng tẩm lịch sử của Morelia được xây chủ yếu bằng đá màu hồng áp theo cách thiết kế như trò chơi cờ chặt chẽ. Tất cả chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc và trình bày một đời sống kinh tế-văn hoá sinh động, đã phát triển rực rỡ ở thành phố vài thế kỷ 17.

Từ Mêxicô city, đi trên một con đường gập ghềnh có tên con đường Ngàn Đỉnh du khách sẽ tới thành phố Morelia, thủ phủ bang Michoacán, là một trong những thành phố đẹp nhất Mêxicô. Đi con đường Ngàn Đỉnh, nếu có thì giờ bạn có dấu chân người. Đi trên con đường Ngàn Đỉnh bạn có dịp ngắm thoả thích cảnh quan đa dạng của đất nước Mêxicô. Tiếp theo những vùng đất thấp với khí hậu nhiệt đới, là những thảo nguyên đó đây rải rác những hồ trên núi, những ngôi nhà gỗ gác chênh vênh ở sườn đồi. Thế rồi đang say sưa chếch choáng tự hỏi không biết chân mình đang bước trên vùng nào của hành tinh xanh, thì bạn đã tới một thành phố đặc sệt kiểu Tây Ban Nha, thành phố Morelia. Nằm giữa hai ngọn núi lớn, Morelia có màu sắc đổi thay, vừa sang cả quý tộc vừa chân chất tỉnh lẻ. Năm 1828, thị trấn Valladolid được đổi tên thành Morelia để tôn vinh người con cảu đất nước Mêxicô, linh mục Morelos, một trong những vị anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập của Mêxicô.

 

Tại đây, tất cả toát ra vẻ hài hoà, bình yên. Thành phố này có 250.000 dân, phần nhiều là Tây thuộc địa, vẫn giữ được nét quý tộc xưa. Những con phố ngoằn ngoèo ôm lấy những vườn cây chung quanh nhà thờ chính toà bằng đá hồng, có mái tròn lát gạch men azulejos. Nhà thờ Sante Posa có một sàn hát dành cho dàn đồng ca, đẹp không thu sàn hát nhà thờ Sixtine ở Rome. Điều này nói lên truyền thống âm nhạc ngàn đời của thành phố còn nhiều di tích cổ đáng trân trọng như lâu đài Chính phủ, trường Đại học Dòng tên xưa, các toà tu viện cổ, các khách sạn thế kỷ 17, nói chung vẫn giữ được những nét rất truyền thống, rất Âu châu của thành phố này. Du khách đi lang thang trên phố có thể nghe được một tẩu khúc của Bạch vẳng ra từ một khung cửa sổ của một nhà quý tộc nào đó.

 

Không khí êm đềm của thành phố một phần còn do ảnh hưởng của các nghệ sĩ người Tarasques bản địa đã từng sinh sống ở đây, đặc biệt là quanh hồ Patzcuars. Những người Tarasques là kẻ thù của người Artèques đã theo đạo Công giáo. Nhưng vẫn bị đầy bị đầy đạo bởi ông Nuno de Guzman, một trong những kẻ chinh phục tàn bạo. bù lại họ được Giám mục Tarasques là một thành phố hoàn toàn có màu sắc bản địa, đôi khi điểm xuyết những toà nhà kiểu thuộc địa với vườn hoa. Các du khách tới đây để tham quan hồ Patzcuaro, một cái hồ nổi tiếng nhất Mêxicô, nơi có nhiều thuyền đánh cá của người bản địa với những chiếc lưới hình cánh bướm. Giữa hồ là đảo Janitzio, điểm hẹn của nhiều du khách mỗi khi có cử hành lễ hội kỳ hôn vào ngày 1 và 2 tháng 11 hằng năm. Ban đêm có cuộc rước nến và dâng lễ vật tại các phần mộ người quá cố, ánh nến lung linh mê hoặc, nửa phần ma quái nửa phần linh thiêng đạo hạnh, không nơi nào có được.

Nguồn: Di sản thế giới

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT