Non nước Việt Nam

Đôi nét về văn hoá của người Mông

Cập nhật: 18/11/2008 10:21:24
Số lần đọc: 2713
Với số dân hơn 80 vạn người, dân tộc Mông thuộc dân tộc thiểu số có số lượng cư dân đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La…

Văn hoá của người Mông có những nét độc đáo, đặc sắc riêng, góp phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Trong kho tàng văn hoá của người Mông, Dân ca Mông có một vị trí rất quan trọng. Dân ca Mông là những bài hát do đồng bào tự sáng tác và được lưu truyền từ lâu đời. Các bài ca này có phần lời ca, âm nhạc và cả nghệ thuật diễn xướng. Tuy nhiên, có thể phân thành ba loại phổ biến nhất là dân ca gắn liền với phong tục, dân ca gắn liền với lao động sản xuất, dân ca trữ tình sinh hoạt. Ðó là loại dân ca gắn liền với cuộc sống, tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương, đất nước…

 

Trong các nhạc cụ văn hoá của người mông "khèn" được xem như một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Mông. Khèn được chế tác bằng ống tre (có loại tre dành riêng để làm khèn, có đường kính, chiều dài các ống khác nhau, thân khèn được làm bằng gỗ, kích thước của thân khác nhau; hai đầu nhọn ở cuối thân phình to để đục lỗ vừa sáo tre với thân, ở sáu ống tre mỗi ống được đục một lỗ, âm hưởng phát ra từ các ống khác nhau, trên đó được gắn sáu lưỡi đồng khi từng ngón tay chuyển động theo nhịp của bài khèn). Khèn vừa dùng để thổi và múa.

 

Cùng với "Khèn" Người mông còn có nhiều nhạc cụ độc đáo khác, như đàn môi, sáo… Ðàn môi của người Mông được chế tác bằng một miếng đồng. Người ta cắt ra thành lưỡi có hai đầu nhọn, còn ở giữa hơi phình to. Ngoài ra còn làm một vỏ đựng bằng tre, nứa. Khi chơi chủ yếu dùng hơi, kết hợp với lưỡi, tay gảy sao cho theo nhịp của bài hát, loại nhạc cụ này phần lớn dành cho các thiếu nữ Mông dùng để tỏ tình, tâm sự với bạn trai khi đi chơi, đi chợ, chơi hội... Ðây là loại nhạc cụ được làm bằng một đoạn trúc hoặc tre, khoét hai đoạn đầu còn phần giữa để nguyên. Dùng các lá đồng cắt theo hình tròn, các lá đồng này được đục lỗ ở giữa để xâu vào trong đoạn trúc, tre mỗi một xâu là ba lá đồng hình tròn, mỗi đầu là xâu bốn chỗ (12 lá đồng). Hai đầu được buộc một túm chỉ đỏ để trang trí cho cây gậy đẹp hơn. Khi múa người chơi cầm ở giữa gậy, vừa múa vừa nhảy tiến lùi, các vị trí cây tiền thường hay chạm vào chủ yếu là tay, chân, vai, bàn chân khi múa dùng gậy cọ vào lòng bàn tay cho các lá đồng tạo ra tiếng kêu. Thường điệu múa có từ sáu đến tám nam, nữ tham gia; nam múa khèn, nữ múa gậy tiền... 

Nguồn: website báo Thái Nguyên

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT