Ðầu tư Du lịch

Du lịch văn hoá: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Cập nhật: 05/10/2010 07:10:41
Số lần đọc: 3954
Đây được coi là một trong những loại hình du lịch có sức cuốn hút khách du lịch hiện nay. Mặc dù có thế mạnh, song việc thiếu một quy hoạch mang tính chiến lược khiến Việt Nam chưa trở thành một điểm đến.
 Chiều 4/10, tại Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn đã diễn ra Hội thảo Phát huy giá trị di sản văn hóa và làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch. Đây là hoạt động nằm trong Liên hoan du lịch quốc tế 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Ngoài các đơn vị kinh doanh du lịch trong nước, Hội thảo còn có sự tham gia của các đoàn đại diện đến từ: Lào, Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản, Quảng Tây (Trung Quốc), Hiệp hội Du lịch châu Á- Thái Bình Dương…

Theo bà Hoàng Thị Điệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh, giao lưu khám phá nhằm hiểu biết về truyền thống, lối sống, bản sắc văn hoá của các cộng đồng, các dân tộc, các quốc gia khác nhau luôn là nhu cầu không thể thiếu được của khách du lịch hiện đại. Vì vậy, du lịch văn hoá, trong đó có di sản văn hoá và làng nghề được coi là một trong những loại hình du lịch có sức cuốn hút khách du lịch hiện nay.

Ý kiến của các đại biểu dự hội thảo cũng cho rằng: Du lịch văn hóa là một hình thức du lịch đặc biệt có mục tiêu hỗ trợ du khách tìm kiếm, phát hiện và thưởng thức các giá trị văn hóa hấp dẫn của địa phương bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể; di sản lịch sử và tự nhiên; nghệ thuật và xã hội.

Di sản văn hóa nghề thủ công truyền thống là tiềm năng là động lực khi các chủ thể phát huy thích hợp với thời buổi kinh tế thị trường hôm nay, giúp nhà quản lý, nhà nghiên cứu tìm ra những năng lực có thể phát huy, giúp người dân biến tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển du lịch.

Đại diện các tổ chức quốc tế và các nước cũng chia sẻ những kinh nghiệp trong việc phát triển du lịch văn hoá dựa trên thế mạnh, đặc điểm của từng quốc gia, khu vực.

Đối với Việt Nam- một quốc gia được biết đến với bề dày truyền thống và đậm đà bản sắc, có tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch văn hoá, trong đó có du lịch làng nghề.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), chúng ta chưa có một chiến lược cụ thể, thiết thực để phát triển thế mạnh trên. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là nhận thức của các cấp địa phương về hiệu quả kinh tế, xã hội của việc phát triển du lịch văn hoá có thể đem lại.

Thực tế cho thấy, sự phát triển tự phát, manh mún, thiếu định hướng đã dẫn đến những hệ quả: Di sản bị xâm hại, ô nhiễm môi trường, mất bản sắc…/.

                                                                                                                                           N.T

Nguồn: VOV

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT