Tin tức - Sự kiện

Kinh nghiệm xây dựng mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh vùng Tây Nguyên (Phần 3)

Cập nhật: 25/09/2022 10:48:31
Số lần đọc: 747
Bốn nhóm chỉ tiêu đánh giá ở mức độ tiếp tục duy trì và phát triển với nhóm chỉ tiêu phát triển kinh tế, hạnh phúc của người dân địa phương, phát triển văn hóa và sự hài lòng của du khách đều được đánh giá tích cực với 16/22 chỉ tiêu đánh giá theo hướng tăng trưởng xanh chiếm tỷ lệ hơn 72% đáp ứng phần lớn mô hình, có thể kết luận khu du lịch Măng Đen rất thích hợp để xây dựng mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh

Trên cơ sở mô hình phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh hay du lịch bền vững của Muller và mô hình IPA để đánh giá 22 chỉ tiêu với 5 yếu tố cốt lõi đối với 03 nhóm đối tượng: khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và người dân địa phương để xác định mức độ đáp ứng và ý nghĩa thống kê qua khảo sát như sau:

Bảng 1. Đánh giá mức độ quan trọng (I) và mức độ đáp ứng (P)

STT

Chỉ tiêu đánh giá

Mean (I)

Mean (P)

P - I

ECO

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 

 

 

ECO.1

Tạo việc làm và tăng thu nhập

4.24

3.56

-0.68

ECO.2

Góp phần xóa đói, giảm nghèo

4.32

4.42

0.10

ECO.3

Ưu tiên sử dụng lao động nữ

3.94

3.56

-0.38

ECO.4

Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

4.36

4.41

0.05

HAP

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

HAP.1

Cơ sở hạ tầng cải thiện (giao thông, điện, nước,..)

4.28

3.64

-0.64

HAP.2

Dịch vụ y tế, giáo dục cải thiện

4.06

3.94

-0.12

HAP.3

Sự hài lòng đối với khách du lịch

4.06

4.18

0.12

ENR

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN

 

 

 

ENR.1

Dùng sản phẩm địa phương, thân thiện

4.24

3.76

-0.48

ENR.2

Trồng cây xanh và độ che phủ

4.60

3.84

-0.76

ENR.3

Đổi mới thiết bị, công nghệ

4.24

3.40

-0.84

ENR.4

Sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm

4.36

3.68

-0.68

ENR.5

Giảm khai thác tài nguyên và rác thải

4.48

3.56

-0.92

CUL

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

 

 

 

CUL.1

Ẩm thực phong phú, gắn với địa phương

4.48

4.28

-0.20

CUL.2

Phong tục và phát triển ngôn ngữ bản địa

4.32

3.92

-0.40

CUL.3

Lịch sử, văn hóa, tôn giáo đa dạng

4.24

3.92

-0.32

CUL.4

Công trình kiến trúc, nghệ thuật được giữ gìn

4.24

3.68

-0.56

CUL.5

Người dân giao lưu văn hóa bản địa

4.06

3.84

-0.22

SAT

SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH

 

 

 

SAT.1

An ninh, an toàn

4.72

4.32

-0.40

SAT.2

Dịch vụ cung cấp kịp thời

4.38

3.92

-0.46

SAT.3

Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu

4.28

3.76

-0.52

SAT.4

Quan tâm, chăm sóc khách hàng

4.28

3.92

-0.36

SAT.5

Thân thiện và trách nhiệm đối với khách hàng

4.06

3.84

-0.22

 

 

 

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)

Ghi chú:

(1) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không quan trọng, 2. Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng.

(2) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Hoàn toàn không đáp ứng, 2. Đáp ứng một phần, 3. Chấp nhận được, 4. Đáp ứng tốt, 5. Đáp ứng rất tốt.

Trong 22 chỉ tiêu được đánh giá độ chênh lệch giữa mức độ đáp ứng và mức độ quan trọng theo đánh giá có 06 chỉ tiêu có khoảng cách lớn: Giảm khai thác tài nguyên và rác thải (-0,92); Đổi mới thiết bị, công nghệ (-0,84); Trồng cây xanh và độ che phủ (-0,76); Sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm (-0,68); Tạo việc làm và tăng thu nhập (-0,68); Cơ sở hạ tầng cải thiện (giao thông, điện, nước…) (-0,64). Đặc biệt, chỉ tiêu giảm khai thác tài nguyên và rác thải có khoảng cách rất lớn giữa mức độ đánh giá quan trọng và mức độ đáp ứng. Điều này cho thấy sự khai thác tài nguyên và vấn đề rác thải chưa đáp ứng với yêu cầu, mong đợi của các bên liên quan. Qua khảo sát thực tế tại điểm đến thì mức độ khai thác tài nguyên ngày càng lớn đặc biệt là tài nguyên đất và vấn đề thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Ngoài ra, có 6 chỉ tiêu qua khảo sát được đánh giá rất quan trọng có chỉ số rất cao như: 1. An ninh và an toàn (4,72); 2. Trồng cây xanh và độ che phủ (4,60); 3. Ẩm thực phong phú gắn với địa phương (4,48); 4. Khai thác tài nguyên và rác thải (4,48); 5. Cung cấp dịch vụ kịp thời (4,38); 6. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (4,36) và 7. Sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm (4,36). Đây là những chỉ tiêu cần ưu tiên chú trọng trong quá trình tăng trưởng xanh và cung cấp dịch vụ đối với khách hàng.

  4.2. Phân tích mô hình IPA phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh

Sử dụng mô hình IPA là mô hình đo lường khoảng cách dựa vào sự khác biệt giữa mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng các chỉ tiêu đánh giá. Qua đó, chúng ta có thể phân tích mức độ quan tâm và khả năng đáp ứng của điểm đến. Kết quả từ sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được thể hiện trên biểu đồ IPA với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành (X) thể hiện mức độ đáp ứng.

Trong quá trình phân tích số liệu, gốc tọa độ được xác định cho trục tung (Y) là 4.30 và cho trục hoành (X) là 4.00. Trên cơ sở đó, bốn khu vực được hình thành như sau:

Hình 2. Ma trận mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) theo mô hình phát triển du lịch tăng trưởng xanh

(I) Tập trung cải thiện (I ≥ 4.30; P ≤ 4.00): có 5 yếu tố cần tập trung phát triển vì đây là các chỉ tiêu được đánh giá rất quan trọng nhưng mức độ đáp ứng các chỉ tiêu này còn thấp: (ENR.2) Trồng cây xanh và độ che phủ; (ENR.4) Sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm; (ENR.5) Giảm khai thác tài nguyên và rác thải; (CUL.2) Phong tục và phát triển ngôn ngữ bản địa và (SAT.2) Cung cấp dịch vụ kịp thời.

(II) Tiếp tục phát triển (I ≥ 4.30; P ≥ 4.00): trong quá trình phát triển mô hình cần quan tâm duy trì các yếu tố được đánh giá rất quan trọng và mức độ đáp ứng tốt. Đó là 4 chỉ tiêu: (SAT.1) An toàn và an ninh; (CUL.1) Ẩm thực phong phú gắn với địa phương; (ECO.2) Góp phần xóa đói, giảm nghèo; (ECO.4) Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

(III) Tiếp tục duy trì (I ≤ 4.30; P ≤ 4.00): theo kết quả của mô hình IPA trong 22 chỉ tiêu có 12 chỉ tiêu nằm trong phần hạn chế phát triển. Các chỉ tiêu: (ECO.1) Tạo việc làm và tăng thu nhập; (ECO.3) Ưu tiên sử dụng lao động nữ; (HAP.1) Cơ sở hạ tầng cải thiện (giao thông, điện, nước,..); (HAP.2) Dịch vụ y tế, giáo dục cải thiện; (CUL.3) Lịch sử, văn hóa, tôn giáo đa dạng; (CUL.4) Công trình kiến trúc, nghệ thuật được giữ gìn; (CUL.5) Người dân giao lưu văn hóa bản địa; (SAT.3) Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu; (SAT.4) Quan tâm, chăm sóc khách hàng; (SAT.5) Thân thiện và trách nhiệm đối với khách hàng; (ENR.1) Dùng sản phẩm địa phương, thân thiện; (ENR.3) Đổi mới thiết bị, công nghệ; Có thể doanh nghiệp chưa ưu tiên phát triển và chú trọng đến các chỉ tiêu này và mức độ đáp ứng của sinh viên đối với các năng lực này thấp.

(IV) Hạn chế đầu tư (I ≤ 4.30; P ≥ 4.00): kết quả phân tích dữ liệu thể hiện trên biểu đồ cho thấy các yếu tố này ít quan trọng nhưng khả năng đáp ứng tốt (HAP.3) Sự hài lòng đối với khách du lịch.

Qua phân tích mô hình IPA có thể thấy được những chỉ tiêu quan trọng cần được quan tâm theo 5 yếu tố du lịch xanh của Muller. Phân tích kết quả khảo sát đối với du khách có 72,4% trả lời sẵn sàng chi trả cao hơn để sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và 79% du khách sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân về điểm đến. Kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp cho thấy du khách quan tâm đến loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao nhất chiếm 38,7%, tiếp đến du lịch văn hóa chiếm 28,1%, du lịch sinh thái chiếm 14,2%, du lịch cộng đồng chiếm 10,3%, các loại hình du lịch khác chiếm 8,7%.  Kết quả phân tích phương sai đơn biến (Independent sample Kruskal-Wallis test) cho thấy có những nhận định khác biệt về sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường của các đối tượng khách theo độ tuổi, nghề nghiệp và mức thu nhập.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  5.1. Kết luận

Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy có 3/5 chỉ tiêu liên quan đến bảo vệ tài nguyên cần được quan tâm phát triển như trồng cây xanh, sử dụng năng lực tái tạo, giảm rác thải. Việc tăng độ che phủ rừng, trồng cây xanh có tác động lớn đến việc giảm phát thải nhà kính, thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Mặc dù độ che phủ rừng tại Măng Đen chiếm đến 80% nhưng các công trình xây dựng nhà máy thủy điện tại huyện Kon Plong, mở đường Quốc lộ 24 nối Kon tum đến Quảng Ngãi đang xây dựng ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên, giảm mật độ che phủ rừng và đi qua khu du lịch sinh thái Măng Đen cùng với sự khai thác rừng của người dân bản địa để làm nhà, phục vụ phát triển kinh tế đã có những tác động đến mức độ che phủ rừng tại huyện Kon Plong và thị trấn Măng Đen. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường đã được người dân, du khách sử dụng nhưng mức độ chưa cao. Tuy nhiên, 4 nhóm chỉ tiêu đánh giá ở mức độ tiếp tục duy trì và phát triển với nhóm chỉ tiêu phát triển kinh tế, hạnh phúc của người dân địa phương, phát triển văn hóa và sự hài lòng của du khách đều được đánh giá tích cực với 16/22 chỉ tiêu đánh giá theo hướng tăng trưởng xanh chiếm tỷ lệ hơn 72% đáp ứng phần lớn mô hình, có thể kết luận khu du lịch Măng Đen rất thích hợp để xây dựng mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh.

  5.2. Khuyến nghị, giải pháp

Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn các bên liên quan trong nghiên cứu mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại khu vực Tây Nguyên nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị, giải pháp như sau:

- Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc quy hoạch, triển khai và giám sát thực hiện phát triển du lịch theo hướng thân thiện môi trường;

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với các bên liên quan. Đặc biệt chú trọng đến các đối tượng chính như: người dân địa phương, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và du khách. Chú trọng đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xanh và du lịch có trách nhiệm;

- Tăng cường hơn ưu đãi chính sách vốn, thuế cho doanh nghiệp trong đầu tư thiết bị, công nghệ thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo;

- Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên điện, nước và phân loại, xử lý tái chế rác, chất thải;

- Tăng cường bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tăng độ che phủ rừng gắn với sinh kế của người dân địa phương.

Ngoài ra, để giảm thiểu tác động môi trường cần xem xét giới hạn sức chứa của điểm đến thông qua cung cấp dịch vụ có giá trị cao và áp dụng phí du lịch xanh để tạo ra một mô hình điểm đến du lịch xanh để bảo tồn môi trường tự nhiên và các hoạt động văn hoá.

ThS. Phạm Bá Hùng - Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Du lịch Huế

 

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT