Tin tức - Sự kiện

Hội thảo khoa học – thực tiễn “Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích cách mạng-kháng chiến và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội

Cập nhật: 08/04/2010 10:40:51
Số lần đọc: 2226
Hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm ngày thành lập nước và 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, sáng ngày 7/4/2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Thăng Long tổ chức Hội thảo khoa học- thực tiễn “Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích cách mạng- kháng chiến và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội”.

Tham luận của các đại biểu là các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trực tiếp tại các khu di tích, các đơn vị, cơ quan văn hóa, đã tập trung làm sáng rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, trong công cuộc phát triển của Thủ đô và đất nước, trong việc bồi dưỡng giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cũng như trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Các tham luận cũng nêu rõ thực trạng và giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích cho từng loại hình, từng địa bàn, nhất là các di tích quan trọng.

Hiện nay thủ đô Hà Nội có gần 5200 di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn 29 quận, huyện, thị xã, trong đó có gần 1170 di tích đã được xếp hạng quốc gia và hơn 850 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Trong tổng số các di tích lịch sử, văn hóa trên có gần 300 di tích cách mạng kháng chiến, 292 di tích và địa điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong số các di tích cách mạng- kháng chiến và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội có những di tích đặc biệt quan trọng như: Nhà 90 Thợ Nhuộm- nơi đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư của Đảng viết bản Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng; Nhà 5D phố Hàm Long- nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của Đảng ngày 28/7/1929; Nhà 48 phố Hàng Ngang – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập...

T.S Lưu Minh Trị- Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long cho biết: để có được kết quả đánh giá sát thực, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long cùng với các đơn vị hữu quan đã tiến hành khảo sát thực tế các di tích ở một số quận, huyện trên địa bàn. Qua khảo sát, hầu hết các di tích đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm tu bổ, tôn tạo và phát huy, có những di tích được đầu tư, tôn tạo rất lớn, tuy nhiên ở nhiều di tích còn tu bổ sơ sài, đặc biệt chưa quan tâm đầy đủ về việc phát huy giá trị di tích, việc tổ chức cho trường học, học sinh đỡ đầu di tích và tổ chức tham quan di tích chưa được quan tâm thích đáng.

Việc bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị các di tích về kháng chiến và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với Cách mạng, Đảng, Quân đội, Bác Hồ và những người đã ngã xuống để đem lại độc lập, thống nhất, hòa bình cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân.

Nguồn: website ĐCSVN

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT