Hoạt động của ngành

Hát Xoan (Phú Thọ) - Bảo tồn để lan tỏa

Cập nhật: 10/11/2009 09:53:19
Số lần đọc: 2015
Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương - là cái nôi của văn hóa dân tộc Việt Nam. Hát Xoan là dân cư nghi lễ, phong tục, là tiếng hát đình đám mùa xuân, là sản phẩm của cư dân nông nghiệp vùng đất cội nguồn. Hát Xoan đi từ khẩn nguyện với hát chúc: Giáo trống, Giáp pháo, Thơ nhang. Tiếp đến là một liên khúc tự sự với 14 quả cách, sau đó chuyển sang giao duyên trữ tình với Bợm gái, Xin huê - đố chữ, Đố hoa, Đố chữ, Đúm, Giã cá, kết thúc với hát Giã trong tiếng khẩn nguyện.

Hát Xoan nặng về tâm linh, lại hát về mùa xuân, thể hiện ước vọng của con người. Do vậy nó in đậm trong tâm hồn con người. Là sản phẩm của con người, sinh ra từ thời Hùng Vương dựng nước và tồn tại, phát triển cho tới thời đại Hồ Chí Minh. Bốn ngàn năm qua Hát Xoan vẫn trẻ trung, vẫn xanh mơ, vẫn làm cho làng xã thêm rộn rã, thêm náo nhiệt.

Sức lan tỏa của Hát Xoan xưa ở xã gốc Xoan và 16 xã họ Xoan giữ cửa đình.

Hát Xoan phục vụ tín ngưỡng thành hoàng và tục thờ tổ tiên các họ trong làng. Từ sau cách mạng tháng Tám nhiều đình, miếu bị phá hoặc hoang phế, Hát Xoan - dân cư nghi lễ, phong tục này cũng vắng bóng cùng các lễ hội xưa. Rồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tất cả vì tiền tuyến, do vậy Xoan cũng chưa có điều kiện sống dậy mà vẫn “nằm im” và mãi tới hội diễn của Phú Thọ ngày 2 tháng 9 năm 1954 tiếng Hát Xoan truyền thống cùng một số bài cải biên Hát Xoan được cất cao và được đông đảo công chúng hoan nghênh. Những thành công bước đầu ấy đã dấy lên một phong trào bảo tồn, khai thác Xoan.

Nhạc sĩ Tú Ngọc là người đi đầu sưu tầm, nghiên cứu âm nhạc Xoan: Giáo sư - TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội VNDG Việt Nam đã có bài viết rất sâu sắc về Dân ca Phú Thọ, đặc biệt là Hát Xoan; nhà giáo Dương Huy Thiện - người đi sâu nghiên cứu Hát Xoan vào những năm 1961 và hoàn thành bản thảo “Dân cư Phú Thọ” năm 1964, nhà xuất bản văn học đã biên soạn năm 1965, nhà văn Vũ Ngọc Phan đọc duyệt bản thảo lần cuối và cũng từ cơ duyên ấy Hát Xoan đã có mặt trong Tục ngữ - Ca dao - Dân ca (Vũ Ngọc Phan - tái bản năm 1967); trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - tập 1, Văn học dân gian - NXBVH 1977, tiếp đến 1979 Hát Xoan - Hát Ghẹo Vĩnh Phú dầy dặn với đầy đủ lời ca của Dương Huy Thiện và Nguyễn Khắc Xương, năm 1986 Hát Xoan có mặt trong Địa chí Phú Thọ - Văn hóa dân gian đất Tổ (Sở VH-TT Vĩnh Phú xuất bản),  năm 2003 Hát Xoan lại có mặt trong Tổng tập văn nghệ dân gian đất Tổ - T4 Hát Xoan Phú Thọ của Nguyễn Khắc Xương (2008) cùng với hàng trăm bài viết về Hát Xoan của nhiều tác giả khác. Và những người đến với Hát Xoan ngày một đông, nhiều nhạc sĩ đã dựa trên chất liệu Xoan để thể hiện con người và cuộc sống đương đại như Trương Quang Lục, Cao Khắc Thùy, Hùng Khang, Phạm Khương, Văn Lợi, Nguyễn Kính... Nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh đã chọn Xoan - Ghẹo làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ. Nhiều nhà thơ đã có những bài thơ hay về Xoan - Ghẹo. Nhiều trường học, trong các buổi văn nghệ đã rộn ràng hẳn lên nhờ có các bài hát Đúm, Xin huê - đố chữ, Bợm gái, Gài hoa...

Những cuộc hội thảo, hội diễn, những băng hình về Hát Xoan, những bài hát, nhưng ca cảnh dựa trên làn điệu Xoan đã có sức lan tỏa rộng, bay cao, bay xa. Nó đã bay từ vùng đất Kim Đức, Phượng Lâu, An Thái - Đất Tổ Vua Hùng tới mọi miền Tổ quốc và vượt biên giới Việt tới Thái Lan... và sẽ lan tỏa xa hơn, trở thành loại sản văn hóa phi vật thể của nhân lại nếu Hát Xoan giữ được cái hồn,  cái cốt lõi của chính nó.

Nguồn: website báo Phú Thọ

Cùng chuyên mục