Non nước Việt Nam

Tìm hiểu bản sắc dân tộc qua nghệ thuật ăn uống

Cập nhật: 22/09/2008 15:09:01
Số lần đọc: 1922
Có một thời người ta truyền tụng câu " Lấy vợ Nhật, ở nhà Tây, ăn cơm Tàu" , coi đó là những chuẩn mực đáng mơ ước về một người vợ, chỗ ở và thú ăn uống. Một dân tộc nếu không còn văn hóa riêng, có nghĩa không còn gì cả. Nhưng ngay cả khi quên hết hay bỏ qua tất thảy, thì văn hóa vẫn tồn tại trong ba hoạt động chính của con người: ăn, mặc và ở.

Ẩm thực Việt nam - đất nước của hơn 80 triệu dân- có sự khác nhau giữa miền Bắc, miền Nam và miền Trung. Tuy nhiên, có các yếu tố thống nhất giữa các vùng đó là:

Gạo: gạo đóng vai trò chủ đạo, cần thiết trong bữa ăn thường ngày của người Việt cũng như các dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, người Việt cũng rất thích ăn các món mì, miến, bún, phở. Người Việt thường dùng các món bún, mì, phở trong bữa sáng, thậm chí trưa và tối, ở nhà, tại Nhà hàng hay trên các quán nhỏ bên đường. Phở, mì, bún … có thể ăn khô, ăn nước, làm bằng các chất liệu khác nhau như bột gạo, bột mì, bột khoai …và có nhiều hình dạng, kích thước to nhỏ khác nhau.

Rau quả: Bữa ăn người Việt thường có thêm các loại rau hay quả.

Gia vị/nước chấm: bên cạnh các món ăn của người Việt luôn có những bát nước mắm, nước chấm hoặc gia vị để ăn kèm.

Cũng như các quốc gia khác, ẩm thực Việt nam phản ánh lịch sử và địa lý của Việt nam. Về đia lý, Việt nam có hai vùng đồng bằng châu thổ được ngăn chia bằng hệ thống núi. Có thể mô tả Việt nam như một gánh lúa có 2 thúng lúa ở hai đầu và khúc miền Trung là chiếc đòn gánh. Đồng bằng châu thổ sông Hồng ở quanh Hà nội cung cấp lúa gạo cho cả miền Bắc. Đồng bằng châu thổ sông Mê Kông ở phía Nam cung cấp lúa gạo và rất nhiều loại rau quả cho cả miền Nam và miền Trung.

Việt nam đã từng bị cả ngàn năm Bắc thuộc dưới thời phong kiến, đạo Khổng, đạo Phật… đến đũa tre, chảo chiên xào. .. gia nhập Việt nam. Tuy bị nhiều thế kỷ bị đô hộ, nhưng ẩm thực Việt nam vẫn giữ nhiều đặc trưng riêng. Gần biên giới với Trung quốc nhất, miền Bắc phản ánh sự gia nhập văn hoá Trung Hoa nhiều hơn ở miền Trung và miền , tất nhiên là ẩm thực cũng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.

Ẩm thực miền Bắc ít sử dụng rau thơm và các loại rau hơn những vùng khác vì thời tiết miền bắc ít phù hợp với rau quả hơn so với vùng đồng bằng nam bộ. Đối với các món cần vị nóng, cay, người miền Bắc sử dụng tiêu nhiều hơn ớt.

Với truyền thống Hoàng gia ở miền Trung, kể cả những triều đại Chăm pa cổ - đồ ăn thường được bày rất nhiều đĩa trên cùng một bàn một lúc. Người miền Trung - kể cả những gia đình nghèo cũng có xu hướng bày nhiều đĩa trên bàn vào bữa ăn, có khi đơn giãn chỉ là các loại rau.

Ở miền Nam, ớt được sử dụng thay cho tiêu. Sự dồi dào về hoa quả ở vùng miền nam đã làm cho bữa ăn của người miền nam thường có thêm các loại quả được chế biến thêm vào các món thịt. Việc chế biến món ăn thường ít tổng hợp như ở miền Trung, kiểu nấu ăn có phần nào ảnh hưởng của dân tộc láng giềng Cam- pu- chia, đây cũng là một phần tạo nên các món Cà ry.

Nguồn: website Ninhbinhtourism

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT